Đâu mới là hành trang cần thiết cho con vào đời?

Việt Nam hiện đang là một trong những nước đứng đầu Đông Nam Á về nguồn tiền đầu tư vào giáo dục cho trẻ em. Tuy vậy, Việt Nam vẫn nằm sau nhiều nước trong khu vực về tốc độ phát triển. Sinh viên tốt nghiệp với tấm bằng đại học vẫn thất nghiệp, nhân viên xuất thân từ những trường đại học danh giá vẫn bị đánh giá là thụ động và rập khuôn. Vậy, liệu chúng ta đã đầu tư đúng đắn?

1. Phương pháp giáo dục của Việt Nam khác các nước phát triển trên thế giới như thế nào?

Trước hết, nền giáo dục của Việt Nam là một nền giáo dục trọng lý thuyết hơn thực hành, trọng thành tích hơn chất lượng thật sự. Vì lẽ này, các bậc phụ huynh từ lâu đã bị rơi vào những lối mòn trên, họ phải chịu áp lực rất lớn từ gia đình và xã hội về việc phải làm sao cho con mình học giỏi, đạt điểm số tốt, với đích đến cuối cùng là thi đỗ đại học. Tuy nhiên, từ những kết quả thu được từ nền giáo dục truyền thống của Việt Nam, phải chăng đã đến lúc chúng ta phải xem lại lối mòn ấy? Liệu đó có phải là điều đúng đắn, là hành trang quan trọng nhất cho con?

Từ đầu thập niên 90, một cuộc cách mạng về giáo dục đã được diễn ra lần lượt tại các nước phát triển như Mỹ, Nhật, Úc và các nước Châu Âu. Dựa trên công trình nghiên cứu của giáo sư Renate Nummela Caine và Geoffrey Caine “Hiểu về những cách tiếp cận việc dạy và học dựa trên não bộ”, nền giáo dục của các nước đã được thay đổi một cách đáng kể, trong đó học sinh được khuyến khích giảng dạy trong môi trường vui chơi, tạo điều kiện cho não tiếp thu một cách tốt nhất, đồng thời cũng kích thích 2 bán cầu não phát triển song song. Bên cạnh đó, việc thực hành cũng được đưa lên điều quan trọng hàng đầu trong giảng dạy vì các nghiên cứu của giáo sự Cains đã chỉ ra rằng học sinh chỉ thật sự nắm kiến thức của mình và áp dụng lại được trong cuộc sống thực tế thông qua thực hành thường xuyên và đều đặn.

2. Vai trò của Cờ vua trong cách mạng giáo dục

Cũng trong cuộc cách mạng trên, Cờ vua đã được chứng thực là một trong những công cụ giáo dục hoàn hảo nhất trong việc phát triển não bộ của trẻ. Nhận ra được lợi ích tuyệt vời của môn cờ vua đối với não bộ, các nước phát triển đã đưa môn học này vào trường học như một môn ngoại khóa chính thức, một môn học đúng như giáo sư Cains miêu tả: môi trường vui chơi, kích thích 2 bán cầu não phát triển đồng thời và tạo môi trường thực hành kiến thức có thể áp dụng trong thực tế. Không gây thất vọng cho những người làm giáo dục, cờ vua đã thật sự giúp trẻ em thông minh hơn. Kết luận này đã được chứng thực bởi các nghiên cứu giáo dục thực hiện tại các địa điểm khác nhau trên khắp Hoa Kỳ và Canada. Các nghiên cứu này cho thấy cờ vua giúp tăng điểm số các bài kiểm tra tiêu chuẩn cho cả đọc và toán. Một nghiên cứu trong một chương trình cờ vua quy mô lớn tại thành phố New York, trong đó có đến hơn 100 trường học và 3.000 trẻ em tham gia, cho thấy trẻ em chơi cờ vua đạt điểm cao hơn trong cả tiếng Anh và Toán. Các nghiên cứu ở Houston, Texas và Bradford, Pennsylvania cho thấy cờ vua dẫn đến điểm số cao hơn trong chương trình “Thẩm định Suy nghĩ Chiến lược của Watson Glaser và các “Xét nghiệm Tư duy Sáng tạo” của Torrance.

Vậy, tại sao Cờ vua lại làm được điều kì diệu này?

Cờ vua làm được việc đó bằng cách dạy trẻ em những kỹ năng sau:

  • Tập trung: Trẻ em được dạy lợi ích của việc quan sát cẩn thận và tập trung. Nếu chúng không theo dõi kỹ những gì đang diễn ra trên bàn cờ, chúng sẽ không thể phản ứng lại, kể cả chúng có thông minh đến thế nào đi chăng nữa.
  • Suy nghĩ trước: Trẻ em được dạy suy nghĩ trước rồi mới hành động . Cờ vua dạy trẻ phải biết tự hỏi rằng “Nếu mình làm việc này, thì việc gì sẽ xảy ra? Rồi sau đó mình sẽ phản ứng như thế nào?”. Trẻ được tăng khả năng hình dung qua việc suy nghĩ trước nhiều nước đi trước khi đi cờ. Qua thời gian, Cờ vua giúp trẻ phát triển sự kiên nhẫn và chu đáo.
  • Đánh giá các sự lựa chọn: Trẻ được dạy rằng chúng không cần làm điều đầu tiên hiện ra trong đầu chúng. Chúng học cách xác định những biện pháp thay thế và ưu điểm nhược điểm của nhiều hành động khác nhau.
  • Phân tích cụ thể: Trẻ học được cách đánh giá kết của của những hành động và trình tự cụ thể. Trình tự này giúp ta hay hại ta? Những quyết định trong cuộc sống cũng trở nên chính xác hơn khi chúng được định hình từ logic, hơn là được định hình bởi tự phát.
  • Suy nghĩ một cách trừu tượng: Trẻ được dạy để bước lùi một bước khỏi chi tiết để nhìn bức tranh tổng thể. Chúng cũng học được cách sử dụng những cách thức dùng trong trường hợp này trong một tình huống khác biệt nhưng liên quan khác, đặc biệt trong cuộc sống thực tế của chúng.
  • Lập kế hoạch: Trẻ được dạy để xây dựng một mục tiêu đường dài và từng bước một đạt được nó. Chúng cũng được dạy tầm quan trọng của việc đánh giá lại kế hoạch của chúng khi tình hình thay đổi.
  • Tung hứng song song nhiều sự cân nhắc: Trẻ được khuyến khích không nên quá chìm đắm trong một sự cân nhắc nào mà phải cân nhắc nhiều yếu tố cùng lúc.

Nét đẹp của cờ vua trong vai trò một công cụ dạy học là việc nó kích thích trí não trẻ và giúp chúng phát triển những kỹ năng trên trong lúc vui chơi. Kết quả là, trẻ sẽ trở thành những người suy nghĩ chiến lược hơn, giải quyết vấn đề tốt hơn và độc lập hơn trong việc ra quyết định.

Nói một cách khác, Cờ vua là một công cụ phát triển trí não và nhân cách một cách tuyệt vời mà không có bất kỳ một môn học hay môn thể thao nào khác có thể so sánh được. Cờ vua tạo ra hàng loạt những vấn đề hóc búa, yêu cầu học sinh phải vận dụng trí não để suy nghĩ chiến lược và giải quyết vấn đề, trong đó mọi nước đi đều dẫn đến sự thưởng phạt rõ ràng và ngay lập tức. Ngoài ra, Cờ vua còn kích thích sự tập trung, sáng tạo và tinh thần xã hội cao, giúp các bé hòa đồng và phát triển nhân cách tốt.

3. Những minh chứng sống cho lợi ích của Cờ vua

Minh chứng rõ ràng nhất cho việc cờ vua là công cụ phát triển trí tuệ tốt nhất chính là sự có mặt của 6 người chơi cờ (in đậm) trong danh sách Top 10 người thông minh nhất trong lịch sử nhân loại:

  1. William James Sidis (IQ 250 – 300)
  2. Terrence Tao (IQ 225 – 230)
  3. Christopher Hirata (IQ 225)
  4. Kim Ung Yong (IQ 210)
  5. Gary Kasparov (IQ 190)
  6. Marilyn Vas Savant (IQ 190)
  7. Leonardo Da Vinci (IQ 180 – 190)
  8. Judith Polgar (IQ 170)
  9. Albert Einstein (IQ 160 – 190)
  10. Stephen Hawking (IQ 160)

Những bộ não thiên tài trên không phải bẩm sinh đã thông minh mà họ đã được tôi luyện trong những điều kiện phát triển trí não khoa học nhất với cờ vua là một trong những công cụ chính. Cha mẹ của nhiều nhân vật trong danh sách trên hoàn toàn là những người bình thường với trí thông minh ở mức trung bình, nhưng họ đã sớm nhận ra phương pháp phát triển trí tuệ với cờ vua và tạo điều kiện cho con họ được vui chơi và luyện tập môn thể thao này. Những bậc cha mẹ trên đồng thời cũng đã giúp chứng minh rằng thiên tài không phải do bẩm sinh, mà là được tạo ra. Và những thiên tài được tạo ra ấy đã lớn lên, tài giỏi và độc lập, tạo ra những điều kỳ diệu, đóng góp to lớn cho thế giới họ đang sống. Ngày nay, họ vẫn tiếp tục yêu thích cờ vua và dạy lại cờ vua cho con cháu mình.

4. Kết:

Vậy, cha mẹ muốn hành trang đưa con vào đời là một sổ điểm hoàn hảo, một tấm bằng đại học xuất sắc nhưng con không thể vận dụng phần lớn những kiến thức đã học vào trong cuộc sống thực tế, hay một trí tuệ minh mẫn, sáng suốt, một kỹ năng giải quyết vấn đề và lên kế hoạch tuyệt vời, một tinh thần chiến đấu quật cường dành chiến thắng để con có thể làm tốt mọi lĩnh vực sau này con chọn? Có lẽ bây giờ chính là lúc cha mẹ nên chọn lựa, tìm một hướng đi mới, một cách giáo dục mới để bộ não thiên tài tiềm ẩn của con được khởi nguồn.

Genius Group